Đỗ Thị Hà khoe chân dài 1,11m tại buổi sơ khảo 'Nam vương Thế giới Việt Nam'
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.Chị em song sinh tài năng của bóng rổ nữ Việt Nam du đấu châu Âu
Hơn 11 giờ 30 phút, chợ Bình Tây - chợ sỉ bánh kẹo, mứt tết lớn nhất TP.HCM đông đúc người chen chân nhau mua bánh kẹo cho những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cận kề.Nổi tiếng bậc nhất khu chợ này là sạp bánh kẹo của bà Ứng Thị Liên (71 tuổi). Trưa nay, bà Liên bắt đầu thu dọn dần bánh kẹo và cho biết đã không còn hàng để bán sỉ, chủ yếu bán lẻ."Nay 25 tết, còn gì bán nữa đâu. Bây giờ mối quen ở miền Tây có đặt hàng cũng không còn để bán, chủ yếu bán lẻ trên đây, hết tới đâu mình dọn tới đó. 27 tháng chạp thì đóng sạp, nghỉ tết", bà chủ tâm sự.Bán sắp sạch hàng, tuy nhiên bà Liên không thấy quá vui mừng, phấn khởi bởi bà chủ cho biết năm nay, vì tình hình kinh tế khó khăn nên bà không dám nhập hàng nhiều, giảm gần 50% so với năm ngoái.Bán hết sớm, bà cũng không còn hàng để bỏ sỉ khi khách có nhu cầu. Tuy nhiên với bà chủ, việc không còn bánh kẹo bán cũng là một tín hiệu mừng, khi việc buôn bán diễn ra đúng như dự liệu trước đó."Không bán ế là vui rồi! Số bánh kẹo còn lại nếu bán lẻ không hết thì tôi đem cho trẻ em ở bệnh viện, phát từ thiện dịp tết bởi mình cũng có mối quen. Như vậy cũng góp phần lan tỏa yêu thương, làm điều ý nghĩa ngày tết", bà chủ chia sẻ thêm.Trong hoàn cảnh tương tự bà Liên, nhìn khách đến chợ mua lẻ bánh kẹo đông đúc, chen chân nhau, nhưng người bán ở một sạp hàng bánh kẹo gần đó cũng không quá vui mừng. Theo người này, năm nay việc buôn bán sỉ gặp khó khăn, không ai dám nhập hàng về nhiều mà chỉ nhập vừa đủ để bán hết. "Mốt là đóng sạp, nghỉ bán để ăn tết. Sau đó lại tiếp tục trở lại. Tôi gắn bó với chợ này cũng mấy chục năm, hạnh phúc vì công việc mang đến hương vị tết cho mọi người", chị chia sẻ thêm.Trong dòng người ghé các sạp bánh kẹo mua sử dụng dịp tết, bà Lê Thị Mai (56 tuổi, ngụ Q.6) cho biết hầu như năm nào cũng ghé chợ Bình Tây sắm tết. Tiện đường, bà sẽ đến các sạp bánh, kẹo, mứt ở đây để mua.Bà cho biết đến chợ những ngày này thấy ngập tràn không khí tết. Bà Mai cho biết ở đây, bánh kẹo được bán với giá hợp lý, đa dạng về mẫu mã, chủng loại. "Tôi mua nhiều loại khác nhau cho phong phú, về cúng hay tiếp khách. Nhiều người mua ở đầu chợ nhưng tôi vào đây mua vì có mối quen mấy năm nay", bà tâm sự.Trong khi đó, khu vực trước chợ Bình Tây, các sạp bánh kẹo bán sỉ cũng đông khách vây kín giữa trưa. Trong số đó có chị Mai (30 tuổi, ngụ Q.8) ghé chợ Bình Tây mua một số thực phẩm để nấu các món ăn trong ngày tết cũng quyết định mua bánh kẹo ở đây."Ban đầu mình tính ghé siêu thị mua, nhưng qua đây thấy mọi người ghé xem đông quá nên tò mò vào coi thử, thấy có một số loại mứt cũng ngon quá mà giá rẻ nữa nên mình mua một ít", chị chia sẻ.Giữa trưa, chợ Bình Tây trở nên nhộn nhịp không khí mua bán những ngày cuối năm. Người bán mong buôn may bán đắt, người mua mong sắm được món ưng ý, "đem tết về nhà"...
Dân mạng bức xúc tài xế lái ô tô lấn làn, còn thái độ ‘khiêu khích’
Xuất thân từ một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, Phương Dung chưa từng nghĩ mình sẽ bước chân vào con đường này. Cơ duyên đến khi nữ nghệ sĩ được một người bạn thân rủ đăng ký thi vào Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là Trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM) và trúng tuyển. Ban đầu, diễn viên phim Phạm Công Cúc Hoa không có ý định nhập học. Song khi được yêu cầu trả lại giấy báo để nhường cơ hội cho thí sinh khác, cô lại chọn thử sức. Khi đó, hoàn cảnh gia đình của nghệ sĩ Phương Dung khá khó khăn vì cha mất sớm, mẹ gồng gánh nuôi 5 người con. Là chị cả, nữ diễn viên luôn tìm cách giảm áp lực kinh tế cho đấng sinh thành. Cô nghĩ rằng khi theo học Trường Nghệ thuật Sân khấu II sẽ được cấp gạo, nhu yếu phẩm, mà lại có nghề để trang trải cuộc sống sau này.Một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung là khi gia nhập đoàn kịch nói Kim Cương. Lúc đó, nữ diễn viên được thầy của mình là nghệ sĩ Thành Trí giới thiệu vào vai Lệ trong vở Cơn bão cuối cùng. Vai diễn này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung, mở ra những cơ hội mới. Sau đó, cô tiếp tục ghi dấu ấn với khán giả trong vai cô Ba Hội Đồng (Lá sầu riêng), Cám (Tấm Cám)... Khi sự nghiệp bắt đầu khởi sắc, chính tuổi trẻ bồng bột và sống thiên về tình cảm đưa Phương Dung vào một ngã rẽ khác. “Giữa đam mê và tình cảm, tôi chọn tình cảm chứ không chọn sự nghiệp. Tôi bỏ nghề khoảng mười mấy năm”, cô kể. Trong giai đoạn khó khăn đó, Phương Dung phụ mẹ buôn bán để mưu sinh, nhưng nỗi nhớ sân khấu cứ âm ỉ trong lòng. “Tôi nhận ra cái nghiệp của mình phải đi theo nghề này. Có những đêm nhớ nghề, tôi lấy thùng đồ hóa trang ra tự trang điểm, rồi lại bôi đi. Tôi biết chắc rằng cái nghề này bắt đầu đi vào trong máu của mình rồi”, cô tâm sự. Cơ duyên quay lại với sân khấu bất ngờ đến khi chú Chín Tân, trưởng đoàn kịch nói Bông Hồng tình cờ gặp Phương Dung trong lúc cô đang bán bún chả giò. Biết rõ tài năng của nữ nghệ sĩ từ trước, chú thuyết phục cô trở lại sân khấu, hứa hỗ trợ chỗ ở và ứng lương mua xe đạp đi làm. Từ đây, Phương Dung bén duyên với điện ảnh qua vai Tào Thị trong phim Phạm Công Cúc Hoa. Vai diễn này đưa tên tuổi nữ nghệ sĩ ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả, dù bộ phim chỉ có hai tập.Sau này, Phương Dung chỉ được giao vai nhỏ hoặc đảm nhận nhiệm vụ nhắc tuồng. Không tìm thấy cơ hội phát triển, cô rời sân khấu, chuyển sang diễn hài. Đến năm 2005, sân khấu kịch Sài Gòn của Phước Sang mở ra cánh cửa để nữ nghệ sĩ quay lại với kịch dài. Phương Dung hoạt động sôi nổi, ghi dấu ấn ở nhiều tác phẩm thuộc sân khấu IDECAF, sân khấu Thiên Đăng và sân khấu Trương Hùng Minh. Nghệ sĩ Phương Dung trải qua một hành trình đầy gian nan và áp lực trong sự nghiệp của mình. Cô đảm nhận vai trò trụ cột kinh tế chính, làm đủ mọi nghề để vừa chăm lo cho gia đình vừa duy trì đam mê. Dù nhiều lần nản lòng, nữ nghệ sĩ không từ bỏ và quyết tâm nắm bắt cơ hội. Phương Dung chia sẻ: “Nếu mà tôi không kiên trì chắc là tôi bỏ lâu rồi”.
Trong trận đấu với Singapore ở bán kết lượt về AFF Cup 2024, diễn ra tối 29.12 trên sân Việt Trì (Phú Thọ), đội tuyển Việt Nam có 2 tình huống được hưởng lợi khi trọng tài xem VAR. Cả 2 tình huống này đều mang ý nghĩa định đoạt số phận của trận đấu.Đầu tiên là tình huống ở phút 10, Faris Ramli bên phía Singapore đánh đầu đưa bóng vào lưới đội tuyển Việt Nam, nhưng trọng tài không công nhận bàn thắng vì lỗi việt vị của cầu thủ bên phía Singapore. Tiếp theo là tình huống ở phút 41, trọng tài xem VAR và quyết định cho đội tuyển Việt Nam được hưởng phạt đền, trước khi Xuân Son sút thành công quả phạt 11m này. Đây đều là những tình huống ảnh hưởng lớn đến cục diện trận bán kết lượt về nói riêng, ảnh hưởng lớn đến kết quả chung cuộc của cặp đấu bán kết giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore nói chung. Nếu Singapore mở được tỷ số ngay phút thứ 10 của trận lượt về, họ chắc chắn sẽ lên tinh thần, trong khi đội tuyển Việt Nam có thể bị ảnh hưởng về tâm lý, ở phần thời gian còn lại của trận đấu.Còn về tình huống dẫn đến quả phạt đền và bàn thắng mở tỷ số trong trận lượt về của Nguyễn Xuân Son ở phút 41, bàn thắng ấy gần như đẩy trận đấu ra khỏi tầm với của đội bóng đảo quốc sư tử, vì cách biệt giữa 2 đội sau khi Xuân Son sút phạt 11m thành công lên tới 3 bàn.Chi tiết đáng chú ý tiếp theo, các cầu thủ Việt Nam giờ kinh nghiệm hơn hẳn trong các trận đấu có VAR. Các học trò của HLV Kim Sang-sik không còn có những tiểu xảo, nhất là không dại dột chơi tiểu xảo trong khu vực cấm địa của đội nhà. Họ hiểu rằng những tình huống tiểu xảo như thế này có thể bị VAR soi bất cứ lúc nào, có thể khiến đội tuyển Việt Nam bị phạt.Tiêu biểu cho sự thay đổi này là hình ảnh của trung vệ đội trưởng Đỗ Duy Mạnh. Cầu thủ của Hà Nội FC từ chỗ mắc sai lầm trong trận đấu ra quân gặp đội Lào ở AFF Cup năm nay, có pha phạm lỗi khiến đội tuyển Việt Nam chịu quả phạt đền trong trận đấu ngày 9.12, giờ thi đấu rất chững chạc, bình tĩnh hơn hẳn. Duy Mạnh thường xuyên là người đứng ra can các đồng đội, tránh cho những cầu thủ xung quanh mình tiếp cận quá gần với trọng tài, phản ứng quá hăng với trọng tài, dẫn đến có thể nhận thẻ phạt không đáng. Duy Mạnh giờ hiểu rằng những tình huống phản ứng và những pha phạm lỗi không cần thiết giờ không thể qua mắt được công nghệ VAR.Trái lại, chính các đối thủ của đội tuyển Việt Nam mới là những người ít kinh nghiệm khi đối diện với VAR. Trung vệ Lionel Tan của Singapore kéo áo rất nghiệp dư nhằm vào Nguyễn Xuân Son, trong một tình huống bóng thậm chí còn không đến được vị trí của tiền đạo bên phía đội tuyển Việt Nam. Thông thường, những pha kéo áo như thế này qua được mắt các trọng tài, nhưng đây là giải đấu có VAR. Lionel Tan không thể thoát khỏi VAR.Cần phải nói thêm rằng việc công nghệ VAR được áp dụng tại giải V-League ở 2 mùa giải gần nhất, đã cho các cầu thủ Việt Nam kinh nghiệm khi đối diện với công nghệ này. Từ chỗ thường bị VAR phạt nguội ở các giải quốc tế trước đây, đội tuyển Việt Nam giờ đang hưởng lợi từ VAR.
Ngoại hạng Anh, M.U - Liverpool: Cuộc chiến của danh dự và đẳng cấp
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, cùng chủ trì hội nghị.Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, hội nghị được tổ chức nhằm rà soát các công việc chuẩn bị cho kỳ họp bất thường thứ 9, bảo đảm chất lượng, tiến độ các nội dung trình Quốc hội; tạo sự đồng thuận cao nhất trong quyết định các nội dung kỳ họp và công tác nhân sự.Theo Chủ tịch Quốc hội, trong bối cảnh T.Ư và địa phương đang tiến hành tổng kết Nghị quyết số 18, sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội đã hết sức nỗ lực, làm việc ngày đêm với tinh thần, trách nhiệm rất cao, phối hợp chặt chẽ trong chuẩn bị các nội dung.Ngày 5.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, cho ý kiến về một số dự án luật, dự thảo nghị quyết và cơ bản thống nhất cao với các nội dung được cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra báo cáo.Chủ tịch Quốc hội cũng nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về sự phối hợp giữa Chính phủ và Quốc hội phải tạo sự thống nhất để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị.Nhấn mạnh tinh thần là tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm, tập trung cao độ cho sự phát triển của đất nước, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phát huy kinh nghiệm, cách làm của các kỳ họp Quốc hội gần đây để tổ chức thành công kỳ họp bất thường thứ 9."Hai bên đã phối hợp rất tốt thì nay phải tốt hơn nữa; đã chân thành, trách nhiệm cao rồi, nay phải chân thành, trách nhiệm cao hơn nữa vì sự phát triển của đất nước", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc tổ chức kỳ họp bất thường thể hiện rõ tinh thần khi có vấn đề thực tiễn phát sinh phải giải quyết và giải quyết đến cùng, có hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.Về sửa đổi các luật liên quan đến tổ chức bộ máy, Thủ tướng nêu rõ, tinh gọn bộ máy là chủ trương lớn, đã được thực hiện nhiều năm qua nhưng lần này quyết liệt hơn, đúng với tinh thần là cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị. Do đó, có những vấn đề về luật pháp cần phải sửa đổi, quán triệt tinh thần của T.Ư là "vướng đâu thì sửa đấy".Về vấn đề kinh tế - xã hội, Thủ tướng cho biết, qua rà soát cho thấy, khó khăn nhất là tăng trưởng. Việc đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng của 5 năm 2021 - 2026, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo 2026 - 2030... Do đó, phải ưu tiên tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, khơi thông nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tiếp tục quán triệt nguyên tắc xây dựng pháp luật với tinh thần phân cấp, phân quyền tối đa, "cấp nào hiểu rõ nhất thì cấp đó quản". Việc phân cấp, ủy quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực để nâng cao năng lực thực thi, tăng cường giám sát, kiểm tra. Bên cạnh đó, cắt giảm mạnh mẽ thủ tục hành chính; chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.Thủ tướng mong muốn, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau, "đã làm tốt rồi thì làm tốt hơn nữa" với tinh thần đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, nhân dân lên trên hết, trước hết.Báo cáo tại hội nghị, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 4 luật, 5 nghị quyết phục vụ công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị và các nội dung khác thuộc thẩm quyền.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, ngoài các dự án luật, nghị quyết liên quan sắp xếp, tổ chức bộ máy, còn các nội dung về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên; Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC); Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.Cùng đó, Đảng ủy Chính phủ cũng đề nghị bổ sung một số nội dung quan trọng, cấp bách vào chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9 để trình Quốc hội thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn, gồm: dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP.Hà Nội và TP.HCM đến năm 2035; chủ trương và các cơ chế chính sách đặc thù để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận...